Trẻ cứ tăng cân đều đều dẫn đến thừa cân từ lúc nào cũng không hay biết. Vì vậy cần kiểm soát cân nặng ở mức “nên có” của trẻ để dự phòng tình trạng thừa cân - béo phì.
Đánh giá cân nặng, chiều cao bình thường của trẻ thế nào?
Điều này rất đơn giản bằng cách sử dụng 2 dụng cụ là cân và thước. Hàng tháng, bà mẹ cân trẻ và đo chiều cao vào một ngày nhất định, trước lúc ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác (chú ý chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo). Với trẻ dưới 24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và từ 24 tháng tuổi trở lên đo chiều cao đứng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000gam (3kg).
Nếu cân nặng dưới 2.500 gam (2,5kg) thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500 gam). Do vậy, điều quan trọng nhất bà mẹ phải tự nhận thấy con mình đang phát triển bình thường, hay phát triển lệch một trong 2 chỉ số về cân nặng hay chiều cao, từ đó đưa ra chế độ ăn phù hợp với nhu cầu phát triển để dự phòng sớm thừa cân - béo phì.
Thừa cân béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng.
Sự phát triển bình thường về cân nặng của trẻ
Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Ví dụ: Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trung bình khoảng 3.000 gam (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000-1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500-600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300-400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:
Xn = 9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1)
(Trong đó: Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg); 9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi; 2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻtính theo năm).
Như vậy, với trẻ 1 tuổi thì cân nặng là:
9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1) = 9,5 + 2,4 kg x (1-1) = 9,5kg
Với trẻ 2 tuổi thì cân nặng là:
9,5kg + 2,4kg x (2-1) = 9,5kg + 2,4kg = 11,9kg
Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ
Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm, 3 tháng đầu trẻ tăng từ 3-4,5cm/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5cm/tháng, 3 tháng tiếp tăng 2cm/tháng, những tháng tiếp theo tăng từ 1-1,5cm. Khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75cm), trẻ 2 tuổi chiều cao là 86-87cm (bằng 1/2 chiều cao người trưởng thành), trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95-96cm, trẻ từ 4 - 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2cm/năm.
Chiều cao trung bình của trẻ từ 2 tuổi có thể áp dụng công thức sau:
Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)
(Trong đó: Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm); 95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi; 6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻtính theo năm)
Ví dụ: Chiều cao trung bình của trẻ từ 4 tuổicó thể áp dụng công thức sau:
Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)
Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm)
95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi
6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm
N là số tuổi của trẻ (tính theo năm)
Ví dụ với trẻ 4 tuổi thì chiều cao là:
95,5 cm + 6,2 cm x (4-3) = 95,5 cm + 6,2 cm x 1 = 101,7 cm
Cách phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở cộng đồng?
Biện pháp đơn giản để nhận biết được trẻ phát triển bình thường hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bằng cách theo dõi diễn biến cân nặng và chiều cao bằng biểu đồ phát triển. Sau mỗi lần cân trẻ, số cân nặng của trẻ chấm lên biểu đồ tăng trưởng ta có một điểm tương ứng với tháng tuổi của trẻ, nối điểm cân nặng vừa chấm với điểm cân nặng tháng trước, cứ liên tục như vậy sẽ có được được “Con đường sức khỏe” của trẻ.
- Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường.
- Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khoẻ và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng).
Làm thế nào để phát hiện trẻ béo phì?
Đối với trẻ dưới 5 tuổi:
- Trẻ được coi là đã bị thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều cao hiện đã vượt quá 2 độ lệch chuẩn (SD) nhưng chưa vượt qúa 3 SD.
- Trẻ bị béo phì khi có chỉ số cân nặng so với chiều cao vượt quá 3 SD.
Đối với trẻ trên 5 tuổi (6-19 tuổi):
- Trẻ coi bị thừa cân khi có BMI theo tuổi vượt quá 2 SD nhưng chưa vượt vượt quá 3 SD (2SD < BMI theo tuổi ≤3 SD);
- Trẻ được coi là béo phì khi BMI theo tuổi vượt quá 3 SD (3 SD < BMI theo tuổi).
Cần chú ý: khi trẻ có BMI theo tuổi đã vượt quá 1 SD và chưa vượt quá 2 SD (1SD <BMI theo tuổi ≤2 SD) là đã có nguy cơ bị thừa cân, nếu trẻ có BMI theo tuổi càng gần về phía 2SD thì nguy cơ càng lớn. Nếu không có biện pháp kịp thời là điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động thể lực, trẻ sẽ sớm bị thừa cân và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Để xác định trẻ béo phì, bà mẹ cần phải biết chính xác cân nặng, chiều cao của trẻ, sau đó dựa vào bảng Z-score cân nặng/chiều cao theo tuổi và BMI theo tuổi của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 để đánh giá theo ngưỡng phân loại trên.
Bạn có thể tham khảo bảng phân loại tình trạng của trẻ gái dựa vào BMI vủa WHO-2007, bạn muốn biết chi tiết hay vào trang web của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
http://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/01_bmifa_boys_5_19years.pdf
PH N LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
CỦA TRẺ GÁI 5-19 TUỔI DỰA VÀO BMI (WHO-2007)
Năm: Tháng | Tháng | -3 SD | -2 SD | -1 SD | TB | -1 SD | 2 SD | 3 SD |
5:01 | 61 | 11,8 | 12,7 | 13,9 | 15,2 | 16,9 | 18,9 | 21,3 |
5:02 | 62 | 11,8 | 12,7 | 13,9 | 15,2 | 16,9 | 18,9 | 21,4 |
5:03 | 63 | 11,8 | 12,7 | 13,9 | 15,2 | 16,9 | 18,9 | 21,5 |
5:04 | 64 | 11,8 | 12,7 | 13,9 | 15,2 | 16,9 | 18,9 | 21,5 |
5:05 | 65 | 11,7 | 12,7 | 13,9 | 15,2 | 16,9 | 19,0 | 21,6 |
5:06 | 66 | 11,7 | 12,7 | 13,9 | 15,2 | 16,9 | 19,0 | 21,7 |
5:07 | 67 | 11,7 | 12,7 | 13,9 | 15,2 | 16,9 | 19,0 | 21,7 |
5:08 | 68 | 11,7 | 12,7 | 13,9 | 15,3 | 17,0 | 19,1 | 21,8 |
5:09 | 69 | 11,7 | 12,7 | 13,9 | 15,3 | 17,0 | 19,1 | 21,9 |
5:10 | 70 | 11,7 | 12,7 | 13,9 | 15,3 | 17,0 | 19,1 | 22,0 |
ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét