Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Làm gì khi bị tay-chân

Trần Thị Mỹ Duyên (myduyentuancuong@gmail.com)

Theo mô tả trong thư thì đó là những biểu hiện điển hình của bệnh tay-chân-miệng (TCM). Triệu chứng đầu tiên là sốt nhẹ và đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ, sau đó biến thành các bọng nước, các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Đồng thời thấy xuất hiện các phỏng nước ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân (ban này không ngứa, đây là đặc điểm khác với sởi và thủy đậu). Vì xuất hiện tổn thương phỏng nước ở miệng, ở tay, chân nên có tên gọi bệnh TCM.

Bệnh thường do Entervirus 71 hoặc16 gây ra, vì vậy nếu xét nghiệm virut này (dương tính) là yếu tố khẳng định chính xác bị bệnh. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông, một số trường hợp ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy xuất hiện ở các vị trí khác...

Về điều trị: Cho tới nay chưa có thuốc đặc trị bệnh này. Vì vậy việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ và theo dõi diễn biến của bệnh là yếu tố then chốt. Cụ thể dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí tổn thương ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Nếu bé sốt cao, li bì, mệt lả hoặc co giật phải đưa nhập viện điều trị ngay tránh để biến chứng.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Một số bệnh về da ở trẻ sơ sinh

Những nốt ban trên da có thể xuất hiện cả vào mùa hè hay mùa đông, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau khi bé chào đời, cũng có khi bé còn ph...